Vậy làm thế nào để có một bản sơ yếu lý lịch làm hài lòng nhà tuyển dụng? Hãy tránh 12 lỗi sau đây.
1. Sử dụng những từ ngữ mang tính dò hỏi
Xin việc không phải chuyện một sớm một chiều. Nếu bạn có phải chờ đợi hàng tháng mà không nhận được bất kỳ thông báo nào từ nhà tuyển dụng thì cũng là điều dễ hiểu. Nhưng đừng lo lắng tìm cách dò hỏi qua sơ yếu lý lịch bằng những câu từ không liên quan. Thay vào đó, hãy duy trì động lực tốt và biết kiên nhẫn.
2. Kể lể chuyện hoàn thành một khoá học kiểm soát cơn nóng giận
Sơ yếu lý lịch không phải là nơi để bạn kể những chuyện tầm phào. Hãy cẩn thận với từng câu từng chữ viết ra, đừng khiến người đọc nó phải lắc đầu ngao ngán bởi những thông tin không cần thiết. Ngược lại, đề cập đến những việc như “từng góp phần làm giảm 62% tỷ lệ người hút thuốc lá tại công ty cũ” lại là một lựa chọn sáng suốt.
3. Liệt kê 10 trang web người lớn mà bạn yêu thích
Các chuyên gia khuyên rằng hãy coi sơ yếu lý lịch của bạn là một văn bản không mang tính cá nhân. Tuy nhiên trên thực tế, một vài công ty lại yêu cầu các ứng viên thể hiện cuộc sống riêng của mình bằng một đoạn phim ngắn hay dưới hình thức nghệ thuật nào đó. Trong trường hợp này, đề cập đến những chủ để nhạy cảm hay quá mức riêng tư như “chuyện người lớn” sẽ khiến bạn mất điểm ngay lập tức.
4. Liên tục nhắc đến bố mẹ hoặc chuyên viên tư vấn riêng
Rất nhiều người cần bố mẹ hay chuyên viên tư vấn riêng để định hướng cuộc sống, đặc biệt là những ai phải trải qua một thời gian dài thất nghiệp. Nhưng chính bạn mới là người đi xin việc chứ không phải bố mẹ bạn hay vị chuyên gia mà bạn tin tưởng. Câu chuyện về một người luôn đứng sau lưng nâng đỡ và giúp bạn giải quyết các vấn đề sẽ khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ tính độc lập, quyết đoán của bạn.
5. Nhắc đến việc từng điều trị tại trung tâm cai nghiện
Kể cả các nhà lãnh đạo lỗi lạc như George W. Bush hay Bill Clinton cũng từng có những tháng năm trai trẻ dây dưa đến những rắc rối không mấy hay ho. Song như thế không có nghĩa là phần đời còn lại của họ trở nên vô dụng. Cho nên nếu bạn từng vướng phải sai lầm trong quá khứ, hãy quên nó đi và phấn đấu cho tương lai, đừng viết vào sơ yếu lý lịch và khiến nhà tuyển dụng xếp xó ngay lập tức.
6. Nhắc đến những sở thích cá nhân như uống rượu bia
Đàn ông bia rượu là chuyện khó tránh. Và khả năng tiếp rượu trong công việc cũng là một thông tin thú vị đối với các sếp nam. Nhưng hãy cẩn thận, không bà chủ nào ưa một nam nhân viên thích nhậu nhẹt!
7. Nhắc đến việc từng giảm béo hay tham gia khoá điều trị phục hồi sức khoẻ
Chuyện giảm béo hay điều trị phục hồi sức khoẻ thì có liên quan gì tới công việc mà bạn sẽ đảm nhận? Người béo thì năng lực kém hơn? Hay chứng nhận về một thân hình đẹp sẽ khiến nhà tuyển dụng chú ý đến bạn hơn? Đừng để những điều này trở nên phản cảm khi tạo ra cho người đọc sơ yếu lý lịch cảm giác bạn muốn dùng nó để gây chú ý hơn là cho họ thấy tiềm năng đối với vị trí mà họ đang tìm kiếm.
8. Đính kèm bản điểm cao chất ngất của những.....trò chơi điện tử đang thịnh hành
Để thể hiện sự am hiểu tin học và sử dụng thành thạo máy vi tính, tất nhiên là bạn phải đề cập vài dòng vào sơ yếu lí lịch của mình rồi. Nhưng hãy thông minh nhắc đến những phần mềm, ứng dụng hữu ích cho công việc, hay các mạng xã hội của doanh nhân chứ đừng liệt kê một loạt trò chơi điện tử hay game online, dù bạn có là một tay chơi chuyên nghiệp đi chăng nữa.
9. Bóng gió chuyện biếu xén sếp
Có lẽ bạn từng nghe qua chuyện những nhân viên hàng đầu chỉ giữ lại cho mình 33% trong tổng thu nhập năm đầu tiên. Điều này là sự thật 100%. Quà cáp cấp trên đa phần là phát huy tác dụng. Tuy nhiên bạn lại đề cập đến ý định ấy trong sơ yếu lý lịch của mình thì lại phản tác dụng. Dù bạn có chân thành đến mấy thì nhà tuyển dụng sẽ vẫn coi thường sự thiếu tế nhị từ phía bạn.
10. Đề cập việc từng xung đột với cấp trên trước đây
Khi còn làm công việc cũ, bạn từng rất thành công và mang lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho công ty. Song vì mâu thuẫn với sếp mà bạn phải khăn gói ra đi. Dù có cho rằng vị sếp cũ không sáng suốt thì cũng đừng nhắc đến khi trả lời những câu hỏi quen thuộc trong bản sở yếu lý lịch như “Tại sao bạn từ bỏ công việc trước đây?” Sếp mới có nên lựa chọn bạn khi biết đâu một ngày tên ông ta lại xuất hiện trong bản sơ yếu chuẩn bị được bạn nộp vào một công ty khác?
11. Đừng liệt kê những khả năng lặt vặt như “biết pha cà phê”
Công việc thực tế tại các công ty thực sự khác bản mô tả công việc mà họ đăng trên các thông báo tuyển dụng. Bạn biết điều này, và cho rằng việc biết pha cà phê sẽ là một ưu điểm. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng không tìm kiếm chuyên viên pha chế cà phê hay dọn dẹp văn phòng. Hãy liệt kê những khả năng phụ một cách thông minh như: có thể đưa sếp về nhà khi lái xe vắng mặt, có thể mượn các thiết bị văn phòng, có thể làm các báo cáo chi tiêu,....
12. Đính kèm bản kiểm điểm hay các quyết định phạt thời còn đi học
Công ty nào cũng đòi hỏi nhân viên của mình có hiểu biết và học tập không ngừng. Thêm vào sơ yếu lý lịch thông tin liên quan đến năng lực học tập tốt của bản thân khi còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ phát huy tác dụng. Nhưng nếu có một học bạ với một vài “chiến tích”, hãy khéo léo lược bỏ chúng, chỉ cung cấp những bằng chứng liên quan đến công việc và phản ánh khả năng phát triển chuyên sâu của bạn trong tương lai.
Theo BusinessInsider