Nếu bạn đang là sinh viên năm cuối, bạn không nên bỏ lỡ bất kì cơ hội nào để tìm hiểu kỹ lưỡng về công việc mơ ước, để từ đó trang bị các kỹ năng cho mình trong phỏng vấn xin việc, các viết sơ yếu lý lịch. Các bạn có rất ít thời gian để làm việc này nên hãy tận dụng quỹ thời gian của mình cho hợp lý.
Hồ sơ xin việc của bạn sẽ bị mờ nhạt và trở thành sự lựa chọn cuối cùng của nhà tuyển dụng nếu thiếu thốn về chuyên môn. Ngược lại bạn sẽ có được vị trí mình mong muốn nếu đã có được một số kinh nghiệm cụ thể liên quan đến lĩnh vực bạn đang xin việc. Đặc biệt, người đi xin việc cũng cần chú ý tới thời gian và những nỗ lực cần thiết để có được một công việc như ý. Bạn nên xác định công việc cần tìm là việc toàn thời gian; nên luyện viết sơ yếu lý lịch và thư tay, đồng thời luyện tập tự phỏng vấn xin việc. Thông thường các ứng viên sẽ được gọi để hoàn thành bài phỏng vấn vòng hai, và được yêu cầu hoàn thành một số nhiệm vụ công việc cụ thể.
Nhiều bạn trẻ có băn khoăn: nhà tuyển dụng có khuynh hướng chuộng người có kinh nghiệm, vậy cơ hội cho sinh viên mới ra trường là bao nhiêu? Tuy nhiên các bạn không nên lo lắng quá, vì bên cạnh nguồn nhân sự thâm niên cao, các công ty đều chú trọng gầy dựng lớp tài năng trẻ. Tiêu chí tuyển dụng cho nhóm nhân lực này là trải nghiệm, kỹ năng sống phong phú – những yếu tố sinh viên có thể trau dồi khi còn ngồi ghế giảng đường, thông qua các hoạt động Đoàn, Hội…Sinh viên chưa nhiều kinh nghiệm công tác chuyên môn có thể gia tăng giá trị trong mắt nhà tuyển dụng bằng cách chứng tỏ trải nghiệm sống đa dạng, lối sống rộng mở, hết mình, các bạn có thể tích lũy kinh nghiệm làm việc ngay trong giai đoạn sinh viên bằng cách tham gia thực tập tại các công ty”. Vì vậy, ngay từ bây giờ là thời điểm thích hợp cho những sinh viên năm cuối để bắt đầu tìm hiểu về công việc và nộp hồ sơ, đừng để mọi chuyện trở nên quá muộn. Không quan trọng là bạn đã nộp bao nhiêu đơn xin việc, mà quan trọng là bạn đã có một nền tảng tốt để bắt đầu quá trình xin việc. Có thể bạn nên tích lũy một vài kinh nghiệm làm thêm mùa hè, hoặc dành thời gian cho một tờ báo sinh viên , ví dụ như một công việc liên quan tới lĩnh vực truyền thông. Tham dự một số hội chợ việc làm cao cấp và dõi theo các cập nhật mới nhất của nhà tuyển dụng cũng là một lựa chọn đúng đắn. Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu hành trình tìm kiếm công việc mơ ước nếu bạn biết cách hành động đúng lúc, kịp thời.
Một số kinh nghiệm được tổng hợp về kỹ năng tạo CV và phỏng vấn sẽ là hành trang cần có khi đi xin việc làm cho các bạn mới tốt nghiệp.
1. Tìm kiếm trực tuyến!
Thực tế có rất nhiều người đang tự kiếm việc và cả tiền từ mạng online đấy. Bạn có trong số đó không? Nếu không hãy bắt đầu từ bây giờ nhé. Tìm việc trên trực tuyến sẽ cho bạn nhiều cơ hội lựa chọn hơn là chờ đợi cơ hội từ người quen mách bảo. Hãy cứ gửi email xin việc của bạn cho các công ty nhé. Biết đâu bạn là người nắm bắt đúng cơ hội họ đang cần với mục tiêu và năng lực của bạn thì sao nhỉ. Mọi thứ đều phải thử và đều có thể xảy ra
- Đánh giá bản thân. Trước khi lựa chọn công việc, bạn phải đánh giá về bản thân mình. Sở thích, kỹ năng, tính cách của bạn thích hợp với những công việc nào? Bạn có thể nhờ người tư vấn hoặc làm những bài trắc nghiệm miễn phí trên mạng để tham khảo.
- Lập danh sách những nghề nghiệp thích hợp. Danh sách này có thể rất dài, bạn nên thu hẹp lại còn khoảng 5 - 10 nghề nghiệp. Khoanh tròn vào những công việc bạn thấy thích thú và viết chúng ra một danh sách riêng.
- Tìm hiểu những công việc trong danh sách riêng. Với mỗi công việc, bạn cần chú ý tới mô tả công việc, trình độ học vấn, cơ hội thăng tiến, lương bổng và các yêu cầu khác.
- Tìm hiểu thông tin từ những người đi trước. Lúc này, bạn chỉ nên để lại 2 - 3 công việc trong danh sách của mình và thu thập thông tin kỹ hơn về chúng. Nguồn thông tin tốt nhất là từ những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực bạn đang tìm hiểu. Bạn nên hỏi họ về cuộc phỏng vấn và xin những lời khuyên.
- Tiếp tục thu hẹp danh sách công việc. Thu hẹp danh sách của bạn còn một hoặc hai công việc dựa trên những điều bạn rút ra được sau giai đoạn tìm hiểu. Ví dụ, với một công việc đòi hỏi trình độ học vấn không phù hợp hoặc mức lương không thỏa đáng, bạn nên mạnh dạn bỏ qua.
- Thiết lập mục tiêu. Bạn cần quyết định công việc duy nhất bạn muốn theo đuổi và lập ra những mục tiêu cho bản thân như vượt qua cuộc phỏng vấn, làm việc cho một công ty nổi tiếng…
- Lập kế hoạch hành động. Một kế hoạch hành động cụ thể, chi tiết sẽ giúp bạn thực hiện được những mục tiêu của mình.
- Trau dồi kiến thức. Bạn cần trau dồi thêm kiến thức để phục vụ cho công việc mới như tham gia một khóa học tiếng Anh, tin học, học thuyết trình…
“Chuẩn bị là đúng, nhưng hãy là chính mình. Đừng mượn lời trong sách, đừng mượn trải nghiệm của người khác. Bạn không thể sống với công việc đó trong tâm thế một người khác”.
Dù bạn làm gì, bạn nên sẵn có một bộ sơ yếu lý lịch được viết một cách cẩn thận và gây được sự chú ý nhé. Bởi vì bạn không bao giờ biết được cơ hội sẽ đến với mình khi nào và nơi mà bạn với tay được tới nó. Chậm gửi bản hồ sơ hoặc hồ sơ không đầu tư công sức vì viết vội vàng có thể làm bạn tuột cơ hội việc làm sáng giá đấy. Hãy tạo ra sự khác biệt của bản thân.
- Thái độ đúng đắn: Nếu hồ sơ thiếu thông tin hay thông tin sơ sài, sử dụng ngôn ngữ mạng, giọng văn hoàn toàn là văn nói, cộng thêm bức ảnh không đúng qui cách hay sự thiếu lôgic giữa các thông tin, thậm chí bạn bày tỏ ý muốn làm bất cứ việc gì miễn là được làm việc thì lập tức hồ sơ của bạn sẽ bị bỏ qua.
Chuyên gia kiến nghị: Khi viết một hồ sơ, bạn nên chọn nơi yên tĩnh và tạo bộ khung cho hồ sơ của mình. Bạn muốn làm công việc như thế nào? Lợi thế của bạn là gì? Bạn có kế hoạch phát triển ra sao? Không nên bắt đầu bằng việc điền đầy các thông tin kinh nghiệm kín hồ sơ. Hãy để nhà tuyển dụng phán đoán bạn thích hợp với công việc nào. Điều bạn cần làm là tư duy, chọn lọc và tổng kết, đưa ra một sự khẳng định và đáp án có tính kết luận. Hãy để nhà tuyển dụng cảm nhận được thái độ cẩn trọng và nghiêm túc.
- Tập trung nhấn mạnh kỹ năng: Hầu hết sinh viên mới tốt nghiệp còn thiếu kinh nghiệm thực tế, trong trường hợp này bạn cần nhấn mạnh chuyên môn hay những kỹ năng phẩm chất mà bạn cho là thế mạnh. Nếu bạn đang ứng tuyển vào vị trí điều dưỡng viên, hãy cho thấy thế mạnh nổi bật trong chuyên môn, bạn sử dụng thành thạo các loại máy móc nào, kỹ năng chăm sóc và điều dưỡng ra sao, đã từng nhận được giải thưởng hay chứng chỉ chuyên môn…Người tuyển dụng thông qua sự mô tả sẽ hiểu được tình hình học tập lý thuyết chuyên nghiệp của bạn. Nếu bạn chỉ đưa ra các môn trong khóa học hoặc giải thích sự hiểu biết của bạn về nghề nghiệp có nghĩa bạn chưa truyền tải được bất cứ thông tin gì hữu dụng cho nhà tuyển dụng.
- Giàu kinh nghiệm thực tiễn: Bạn không có cơ hội thực tập, nhưng bạn từng tham gia làm tình nguyện hay tham gia các hoạt động tại trường học, kinh nghiệm dạy kèm…hãy cho đó là kinh nghiệm mà bạn có.
- Có định hướng nghề nghiệp rõ ràng: Nhiều người tìm việc đã đưa ra những việc không hề liên quan đến công việc nhà tuyển dụng đưa ra. Chuyên gia sẽ ngay lập tức loại bỏ các hồ sơ chưa xác định rõ ràng công việc mình muốn làm, họ tin rằng một ứng cử viên không biết mình đang muốn ứng tuyển công việc gì hoặc không biết thế mạnh bản thân ở đâu thì khó có thể phân công công việc. Họ cũng sẽ dè chừng với ứng viên cho rằng mình có thể làm mọi việc nhưng thực tế thì làm việc gì cũng không tốt.
- Tự đánh giá: Một bản tự đánh giá bản thân tương tự như: tên tôi là…đến từ...từ nhỏ có thói quen…tính cách hướng nội, kỹ năng giao tiếp thân thiện, nhiệt tình, có trách nhiệm…cho thấy sự đánh giá quá chủ quan và không thuyết phục, hơn nữa mối tương quan với vị trí mục tiêu không cao. Nhà tuyển dụng hy vọng thông qua việc tự đánh giá có thể biết được sự nắm bắt của bạn về nghề nghiệp, mức độ hiểu biết về bản thân và liệu bạn có những phẩm chất thích hợp. Việc tự đánh giá khả năng phù hợp với công việc, cho thấy năng lực chuyên môn, thể hiện sự tự tin sẽ giúp bạn nâng cao điểm số với người tuyển dụng.
Một cuộc phỏng vấn xin việc thành công là tổng hòa của rất nhiều yếu tố, từ hình thức đến nội dung. Nhiều người trước khi tìm được một công việc phù hợp đã phải trải qua nhiều lần phỏng vấn xin việc, và không ít lần thất bại. Câu hỏi “tại sao mình thất bại trong buổi phỏng vấn đó” dường như chưa được các ứng viên lưu tâm. Vì vậy để không lãng phí thời gian và công sức cho những cuộc phỏng vấn “ra về tay không”, hãy trang bị cho mình những kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc cần thiết nhất.
- Trước khi đến phỏng vấn cần Tìm hiểu thông tin về công ty bạn sẽ tham gia phỏng vấn: đây là lợi thế cho bạn để biết rõ định hướng và trả lời câu hỏi nhà tuyển dụng tốt hơn. Điều này cũng tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng vì bạn thể hiện thành ý khi tham gia phỏng vấn. Tìm hiểu kỹ những yêu cầu công việc mà vị trí này cần phải có, tìm hiểu kỹ văn hóa công ty để có biểu hiện phù hợp,… Bạn tự đánh giá bản thân xem có thực sự phù hợp với vị trí này hay không.
- Đến đúng giờ: Một điều tối quan trọng là luôn đến trước giờ phỏng vấn, không được quá trễ hoặc quá sớm. Bạn cần phải chủ động chọn giờ hẹn phù hợp cho cả mình và nhà tuyển dụng.
- Trang phục nghiêm túc: Ấn tượng đầu tiên không phải là tất cả nhưng sẽ quyết định thiện cảm của người phỏng vấn đối với bạn. Nếu không lưu tâm đến vấn đề trang phục, trong mắt nhà tuyển dụng bạn sẽ là một người xuề xòa và dễ dãi. Và không một công ty nào lại muốn thu nhận một nhân viên tương lai xuề xòa và dễ dãi như vậy cả.
- Ngôn ngữ cơ thể: Cơ thể truyền tải nhiều thông tin cảm xúc hơn bạn nghĩ. Do đó, hãy chú ý đến những cử chỉ tưởng chừng như vô cùng nhỏ nhặt trong lúc trả lời phỏng vấn. Hãy ngồi thẳng lưng và vai, không ngọ nguậy liên tục trên ghế và không nhìn đồng hồ nhiều lần... để tạo ấn tượng tốt nhất với nhà tuyển dụng.
- Thái độ tự tin và thẳng thắn: Càng tự tin và thoải mái thì mọi việc sẽ càng dễ dàng hơn.
- Đừng nói “Tôi không biết” hoặc “Tôi không làm được”: Khi gặp một câu hỏi về một vấn đề nào đó mà bạn chưa từng nghe qua, đừng vội trả lời rằng “Tôi không biết” hay “Tôi không làm được” vì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người kém năng lực. Thay vào đó, hãy nói khéo léo hơn: “Tôi chưa tìm hiểu” hoặc “Tôi sẽ tìm hiểu về vấn đề này” để chứng tỏ bạn là người cầu tiến và ham học hỏi. Đây là một trong những kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc quan trọng mà nhiều người chưa biết.
- Sức mạnh của nụ cười: Không chỉ thể hiện thái độ thân thiện và chân thành, nụ cười còn mang đến một bầu không khí vui vẻ và thoải mái cho cuộc nói chuyện giữa bạn và nhà tuyển dụng.
- Không nói những điều tiêu cực về công ty cũ: Một trong những câu hỏi thường gặp của nhà tuyển dụng là “Tại sao bạn nghỉ việc ở chỗ làm cũ?”. Trong trường hợp đó, đừng bao giờ trả lời bằng cách “nói xấu” sếp cũ hoặc đồng nghiệp cũ. Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ kết luận rằng, hôm nay bạn có thể nói những điều tiêu cực về cơ quan cũ thì ngày mai nếu rời khỏi công ty của họ, bạn cũng sẽ có thể làm điều tương tự. Do đó, để trả lời tốt câu hỏi này, bạn hãy nói về sự không phù hợp của bạn với chỗ làm cũ và về sự mong mỏi được dấn thân vào một thử thách mới, một trải nghiệm mới.
- Biết cách đặt câu hỏi để tránh thụ động: Điều quan trọng nhất trong số rất nhiều kỹ năng phỏng vấn xin việc đó là bạn phải là chính mình. Dù bạn có nắm rõ các cách thức “lấy lòng” nhà tuyển dụng đến đâu thì điều mà họ quan tâm và chú trọng nhất vốn không phải là hình thức thể hiện bên ngoài mà chính là năng lực và đạo đức của bạn. Chính vì thế để có được công việc như mong muốn, bạn hãy luôn luôn và luôn luôn là chính mình trong mắt nhà tuyển dụng.
- Bạn phải thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy những nhiệt huyết của bạn thông qua những mục tiêu bạn đặt ra trong tương lại. Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ đánh giá cao những gì bạn muốn công hiến cho công việc.
- Nên nói thật trong buổi phỏng vấn để phía tuyển dụng hiểu rõ mình. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm, hãy tìm yếu tố phù hợp với vị trí ứng tuyển từ các hoạt động bạn từng tham gia trên ghế nhà trường.
- Nhớ tắt điện thoại di động: Phải nhớ tắt điện thoại di động khi vào phỏng vấn vì nghe điện thoại khi phỏng vấn không làm tăng giá trị của bạn hoặc làm cho người khác thấy bạn là người bận rộn. Trái lại, bạn sẽ gây ấn tượng không tốt với người phỏng vấn bạn.
- Về mức lương: đây là vấn đề khá nhạy cảm khi trao đổi. Ứng viên luôn lo lắng và phân vân không biết trả lời như thế nào cho phù hợp với cả hai bên. Để tránh rơi vào trường hợp băn khoăn không tìm ra câu trả lời, bạn nên tìm hiểu mức lương của vị trí bạn sẽ ứng tuyển ở một số công ty, bạn có thể tham khảo các vị trí đăng tuyển tại một số website việc làm như vieclam.tuoitre.vn; www.kiemviec.com;www.vietnamworks.com...Ngoài ra, bạn cứ thẳng thắn nói lên mức lương mong muốn của bạn. Nếu bạn là một ứng viên phù hợp với vị trí tuyển dụng và có khát khao cống hiến cho công ty, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc và thỏa thuận với bạn để có thể đưa ra một mức lương phù hợp hơn
- Khi kết thúc phỏng vấn, bạn cần cảm ơn nhà tuyển dụng hoặc có thể gửi email cảm ơn vì đã dành cơ hội trao đổi cho hai bên.
5. Trang bị kỹ năng gì khi xin việc trái ngành?
Việc hiểu rõ ràng điểm mạnh - yếu của mình, thật sự đam mê công việc, và một kế hoạch cụ thể, khả thi để bổ sung những kĩ năng còn thiếu sẽ giúp bạn dành được sự ủng hộ của nhà tuyển dụng.
Thực tế, đối với những ứng viên ứng tuyển vào vị trí công việc mà trái với ngành họ đang làm việc, hoặc đã được đào tạo, thường nhà tuyển dụng sẽ không ưu tiên khi chọn lựa. Tuy nhiên, một khi bạn thể hiện được những thế mạnh và kỹ năng sau, chắc chắn sẽ giành được sự chú ý và cân nhắc của nhà tuyển dụng:
- Khả năng thích ứng với sự thay đổi;
- Khả năng tự học hỏi và làm việc với kỹ năng mới;
- Khả năng làm việc nhóm;
- Kỹ năng giao tiếp;
- Khả năng bạn tự động viên và đặt ra mục tiêu cá nhân rõ ràng.
Tôi xin nhấn mạnh khả năng cuối cùng trong số liệt kê ở trên, nó rất quan trọng, bởi những ứng viên khi được yêu cầu làm trái nghề thường dễ có tâm lý chán nản nếu sau một thời gian vẫn không tìm thấy hướng phát triển nghề nghiệp. Do đó, một ứng viên làm việc lạc quan và có mục tiêu công việc rõ ràng thường được ưu tiên hơn.
Nền kinh tế suy thoái và cạnh tranh từng cơ hội việc làm nhưng điều đó không thể biện minh cho việc bạn không cố gắng và sớm “nhụt chí” bỏ cuộc. Cũng đừng đổ tại kinh tế khó khăn khiến bạn không thể tìm được một công việc ưng ý nhé. Nếu bạn chỉ biết ngồi đó, không làm gì và than phiền thì bạn sẽ không bao giờ tìm thấy một công việc đâu.
Chúc bạn thành công với chọn lựa của mình!
(Nguồn: ST)
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: