Trong quá trình tìm kiếm công việc mới, có thể bạn sẽ phải đối mặt với nhiều tình huống khác nhau, và một trong những tình huống tồi tệ nhất là tự bỏ lỡ cơ hội của chính mình bởi những sai sót không đáng có.
Dưới dây là 10 sai lầm bạn cần tránh:
1. Thiếu thông tin về các mối quan hệ trong mạng lưới công việc trước khi tiếp xúc
Bạn sẽ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn khi tiếp xúc với người mà bạn được giới thiệu nếu bạn đã từng tìm hiểu một số thông tin cơ bản về họ. Xác định được tầm quan trọng của cuộc hẹn sẽ góp phần vào thành công trong buổi gặp mặt với người mà bạn không quen biết.
Lời khuyên: Khi bạn được giới thiệu tới một ai đó, đừng quên đặt câu hỏi tại sao. Tìm hiểu xem bạn bè, đồng nghiệp của bạn đã quen biết người này lâu chưa, trong hoàn cảnh nào, và ảnh hưởng của cuộc gặp gỡ tới công việc trong tương lai của bạn.
2. Nói không với trung tâm môi giới việc làm, các công việc ngắn hạn hay công việc thời vụ bởi bạn sợ bị lừa đảo
Đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Bạn nên biết rằng rất nhiều vị trí công việc thường được tuyển thông qua các quan hệ môi giới trung gian. Điều này phụ thuộc vào từng công ty và chức vụ, nhưng bạn chắc chắn không nên bỏ lỡ cơ hội này. Về những công việc ngắn hạn, thời vụ, bạn cũng nên hiểu rằng đôi khi những công việc tạm thời cũng có thể mang tới cơ hội công việc lâu dài.
Lời khuyên: Bạn cần sáng suốt khi đánh giá công việc tiềm năng mà bên trung gian tuyển dụng giới thiệu. Hãy xem xét công ty trung gian đó biết gì về công ty và công việc bạn ứng tuyển không, liệu trước đó họ có ai làm trong công ty đó không và bên trung gian có đóng vai trò gì trong quá trình phỏng vấn.
3. Từ chối tham gia mạng xã hội nghề nghiệp LinkIn do lo ngại về vấn đề riêng tư bị xâm phạm
LinkIn là một công cụ tuyển dụng nhân sự được sử dụng phổ biến bởi các công ty lớn nhỏ trong rất nhiều ngành nghề khác nhau. Nếu bạn chọn cách “giấu diếm” những thông tin các nhân, thì cũng có nghĩa rằng bạn đang tự cản trở công cuộc tìm kiếm việc làm của chính mình.
Lời khuyên: Hãy học cách tạo hồ sơ cá nhân trên LinkIn và thiết lập quyền riêng tư. Bạn có thể đọc các điều khoản, chia sẻ với những người khác rằng bạn đang sử dụng nó hoặc thậm chí thuê người khác giúp bạn tạo lập hồ sơ cá nhân chuyên nghiệp và phù hợp hơn.
4. Từ chối tham gia phỏng vấn vì khoảng cách tới địa điểm làm việc
Đánh giá một cơ hội nghề nghiệp chỉ dựa vào khoảng cách là một sai lầm lớn. Biết đâu công ty đó có cho phép làm việc tại nhà thì sao? Nếu bạn không phải đi lại hàng ngày, liệu quyết định của bạn có thay đổi hay không?
Lời khuyên: Hãy đến buổi phỏng vấn và tìm hiểu kĩ lưỡng về công việc. Bạn có mất gì đâu chứ? Hãy hỏi xem có liệu có thể làm việc tại nhà? Nếu công ty không hỗ trợ, cũng đừng vội từ bỏ hy vọng. Khi bạn nhận được lời đề nghị công việc, bạn có thể thương lượng lại số ngày bạn làm việc tại văn phòng.
5. Không chấp nhận công việc vì cho rằng chưa tương xứng với trình độ của bạn
Cố theo đuổi một công việc không tương xứng với trình độ liệu có đang phá hủy sự nghiệp của bạn? Không phải lúc nào cũng vậy. Thực tế là các sếp tương lai của bạn thậm chí còn đánh giá cao quyết tâm và đạo đức nghề nghiệp từ phía bạn.
Lời khuyên : Hãy cân nhắc kỹ lưỡng những điểm lợi, hại, và xem xét tại sao bạn lại mất nhiều thời gian tìm việc như vậy. Đây là một tình huống phức tạp và khó có thể trả lời một cách chung chung. Tuy nhiên, trong một số thời điểm, bạn nên chấp nhận một công việc có đôi chút thấp hơn trình độ của bạn để chờ đợi những cơ hội tốt hơn.
6. Từ chối điền vào những hồ sơ việc làm trực tuyến yêu cầu số An Sinh Xã Hội
Mỗi người tìm việc đều nên quan tâm đến vấn đề bảo mật thông tin cá nhân và thực hiện an toàn thông tin mạng. Tuy nhiên, vẫn còn có những công ty yêu cầu số an sinh xã hội trên các hồ sơ trực tuyến hoặc hồ sơ giấy.
Lời khuyên: Thay vì cho rằng công việc này là lừa đảo hay công ty sẽ lợi dụng thông tin cá nhân của bạn, hãy gọi cho bộ phận nhân sự, và hỏi rõ về vấn đề đó để tìm ra phương pháp giải quyết có thể.
7. Từ chối cuộc phỏng vấn thứ hai, vì kinh nghiệm không vui với người phỏng vấn lần trước
Kết thúc cuộc phỏng vấn quá sớm hay dựa vào những đánh giá ban đầu thì không thể đánh giá chính xác về công ty bạn đang ứng tuyển. Có lẽ người phỏng vấn đã có một ngày tồi tệ và ảnh hưởng tới thái độ làm việc của họ. Có thể bạn chưa biết đủ về công ty, công việc hoặc những người mà bạn sẽ làm việc cùng để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Lời khuyên: Hãy mỉm cười, tìm hiểu những gì bạn có thể từ người phỏng vấn và nhiệt tình chấp nhận cuộc phỏng vấn tiếp theo để có thể đánh giá chính xác mình có phù hợp với công ty này hay không.
8. Quên hỏi về thời gian để công bố kết quả phỏng vấn
Nếu bạn không biết các mốc thời gian và bước tiếp theo trong quá trình tuyển dụng, sao có thể chuẩn bị sẵn sàng cho chúng được. Các trường hợp khẩn cấp, các kỳ nghỉ có thể thay đổi các mốc thời gian do đó, vậy nên hãy luôn theo dõi và cập nhật các thông tin mới nhất.
Lời khuyên là: Lập tức liên lạc với người phỏng vấn bạn, tốt nhất là qua điện thoại, và hỏi về quá trình và thời gian đưa ra quyết định.. Ngoài ra bạn có thể hỏi liệu bạn có nên lo lắng nếu không nhận được những thông tin tiếp theo hay không.
9. Đến tận công ty để hỏi về kết quả phỏng vấn
Có thể bạn đang vô cùng háo hức chờ đợi kết quả, nhưng bất ngờ xuất hiện là khá thiếu tính chuyên nghiệp. Nếu bạn không được yêu cầu cụ thể, thì việc xuất hiện tại công ty có thể tạo ấn tượng không tốt về bạn.
Lời khuyên là: Thể hiện sự quan tâm và tâm huyết của bạn bằng những lời cảm ơn. Sử dụng các thông tin mà bạn đã tìm hiểu được ở lần phỏng vấn trước để chuẩn bị thật tốt cho lần tiếp theo.
10. Nhấn mạnh về mức lương mong muốn
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của bạn – trong đó có mức lương trước đây của bạn. Từ chối một phỏng vấn hoặc một lời đề nghị công việc chỉ căn cứ vào tiền lương thể hiện bạn còn khá cứng nhắc.
Lời khuyên; Đánh giá toàn diện về mức lương cho từng loại công việc mà bạn quan tâm. Thử trò chuyện với đồng nghiệp, nhà tuyển dụng và xem xét những mức lương phổ biến để xác định mức lương phù hợp.
Nguồn: Money
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: