Tại sao các cử nhân, thạc sĩ đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học, thậm chí thạc sĩ vẫn thất nghiệp?
Tại sao trong số 174.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp không ít trong số đó có khá nhiều anh chị bằng giỏi?
Tính đến hết quý III năm 2014, theo thống kê đã có đến 174.000 cử nhân thạc sĩ thất nghiệp. Một con số khủng khiếp, quá lớn nếu so với con số 72.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp tính đến hết năm 2013.
Tại sao các cử nhân, thạc sĩ đã có bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học, thậm chí thạc sĩ vẫn thất nghiệp?
Tại sao trong số 174.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp không ít trong số đó có khá nhiều anh chị bằng giỏi?
…..
Vâng, sẽ thật đáng tiếc nếu bỏ ra vài năm đi học vất vả, tốn tiền lại rơi vào cảnh thất nghiệp như vậy.
Sau đây là 5 sai lầm lớn khiến ứng viên không được tuyển dụng:
1. Một bộ hồ sơ không ấn tượng:
Rất nhiều nhà tuyển dụng ứng viên than phiền về chất lượng của các bộ hồ sơ gửi về ứng tuyển của ứng viên. Những bộ hồ sơ hầu như ít sự chuẩn bị kỹ lưỡng, quan tâm của ứng viên, được làm qua loa rồi nộp. Đặc biệt, đơn xin việc thường từ mẫu có sẵn điền vào chỗ trống nên không có sự khác biệt so với rất nhiều bộ hồ sơ khác gửi về. Hồ sơ thường được sao chép từ nội dung từ các bộ hồ sơ khác nên na ná nhau về nội dung, câu từ trình bày không logic, thiếu tâm huyết gửi gắm. Đa số đều có tâm lý làm nhiều bộ hồ sơ, gửi đi nhiều nơi nên chỉ chú ý đến số lượng quên chất lượng. Nhưng nhà tuyển dụng lại quan tâm đến chất lượng, tâm huyết của bộ hồ sơ ứng viên họ nhận để quyết định nên gọi ai lọt vào vòng phỏng vấn.
2. Thiếu kỹ năng mềm:
Các ứng viên hầu như có suy nghĩ về tầm quan trọng của tấm bằng đại học, chứng chỉ anh văn, chứng chỉ vi tính,… mà quên đi sự quan trọng của kỹ năng mềm. Khi họ gặp nhà tuyển dụng đều phỏng vấn (nếu vượt qua vòng hồ sơ) đa số khiến nhà tuyển dụng thất vọng so với sự kỳ vọng trước đó. Thấm chí có những ứng viên bằng giỏi nhưng nhà tuyển dụng cũng ngán ngẩm khi chỉ hỏi vài câu đã không muốn hỏi thêm. Hầu như suốt quá trình sinh viên, các ứng viên chưa quan tâm đúng mực tầm quan trọng kỹ năng mềm nên thường bị loại ở khâu này.
3. Ít tinh thần cống hiến:
Khi được hỏi có làm thêm giờ, đi sớm, về muộn hơn đa phần ứng viên đều nói là làm được, có thể họ cần việc nên trả lời cho được. Nhưng trong thời gian thử việc, họ đòi hỏi quyền lợi của việc đó nên sau 2 tháng thử việc họ không được tuyển chính thức. Những ứng viên có tinh thần cống hiến đều được nhận làm chính thức, được đãi ngộ xứng đáng sau một thời gian góp phần vào thành công chung công ty. Chính niềm đam mê, đạo đức, say nghề mới là men say thành công khiến doanh nghiệp không ngại đãi ngộ cho những ứng viên tuyệt vời này.
4. Chưa có mục tiêu:
- Nhà tuyển dụng: “em muốn gắn bó doanh nghiệp bao lâu?”
- Ứng viên: “dạ em làm thử để lấy kinh nghiệm , còn bao lâu em không biết”
- …
Những ứng viên như vậy thường chỉ được hỏi thêm vài câu và cũng rất ít có cơ hội được nhận với việc thiếu mục tiêu công việc, thiếu nhiệt tình với công ty.
5. Không quan tâm:
Ứng viên thường rất ít đặt những câu hỏi mang tính quan tâm đến doanh nghiệp chỉ để doanh nghiệp hỏi và ứng viên đáp là chính. Chính việc thiếu quan tâm đến công ty ứng tuyển cũng là điểm trừ rất lớn khiến ứng viên không được nhận. Chỉ vài câu hỏi thăm, lời chúc doanh nghiệp tuyển dụng cũng khiến ứng viên trở nên nổi bật hơn so với những ứng viên khác.
Người tìm việc cũng rất nhiều. Việc tìm người cũng không ít. Hãy khắc phục những sai lầm để bạn là người được chọn. Chúc bạn nâng cao năng lực, tránh những sai lầm của chính trên để tìm được công việc yêu thích, bạn nhé.
Diễn giả Nguyễn Hoài Nam
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: